Bị rắn độc cắn, Đâu mới là cách sơ cứu đúng chuẩn
Bị rắn cắn: Đâu mới là cách sơ cứu đúng chuẩn, tránh
biến chứng nguy hiểm tính mạng?
ĐỪNG ĐÙA, sơ cứu ban đầu
sai cách khiến không ít người TỬ VONG
Sơ cứu tại chỗ khi rắn cắn
- ·
Để nạn nhân nằm yên và trấn an, nếu cử động sẽ khiến máu chảy và
truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- · Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức như nhẫn, vòng ở vùng bị cắn.
- · Cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý, cồn, oxy già dùng gạc sạch lau sạch, rồi chuyển đi bệnh viện.
- · Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không được hô hấp kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện.
Lưu ý : Nhớ con rắn cắn là rắn gì để bác sĩ xác định
dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp
- Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì cột chặt có thể làm
máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử. Khi đến bệnh
viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh
nhân vào cơn sốc, bệnh nhân có thể tử vong lập tức.
- Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh,
chích, rạch vết cắn và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây... lên vết
cắn.
- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn
thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Nguồn: http://duocthaotribenh.vn
Nguồn: http://duocthaotribenh.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét