Vì sao viêm da cơ địa dễ tái đi tái lại?

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, triệu chứng nổi bật là ngứa ngáy khiến cho bệnh nhân khó chịu. Bệnh thường khởi phát từ tuổi nhỏ, với những đợt tái phát và có thể kéo dài suốt đời.

1. Viêm da cơ địa là gì?


Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khiến da bạn đỏ và ngứa. Bệnh xảy ra ở hầu hết các đối tượng, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi ngứa bệnh nhân càng gãi thì càng làm bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí các vết thương có nguy cơ bị nhiễm trùng. Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, tiến triển dai dẳng, có đợt rầm rộ, cấp tính, có giai đoạn lắng xuống, âm thầm khiến người bệnh khó chịu.

Có 2 dạng viêm da cơ địa dị ứng chính:

  • Một dạng có liên quan với IgE, còn được gọi là viêm da cơ địa ngoại sinh;
  • Một dạng không có liên quan với IgE, được gọi là viêm da cơ địa nội sinh.

Tuy nhiên 2 dạng này có thể chồng chéo nhau, dạng này có thể là giai đoạn sớm của dạng kia và do đó thường không được coi là 2 thể riêng biệt.

Những triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thường thể hiện ở các dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Phù bề mặt da: Những vùng da bị viêm sẽ dày lên và thường sản sinh các chất lỏng gây hiện tượng phù nề.
  • Nổi ban đỏ và mụn nước trên da: Những vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất chính là mặt sau đầu gối, mặt trước khuỷu tay, vùng cổ, ngực, da mặt… gây mất thẩm mỹ.
  • Đóng vảy tiết: Người bệnh viêm da cơ địa gãi nhiều khiến vùng da bị tổn thương nứt rách tạo thành các vết vảy tiết có thể gây đau đớn, khó chịu.

2. Vì sao viêm da cơ địa dễ tái đi tái lại?

Là một bệnh mạn tính, viêm da cơ địa tái đi tái lại làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh thường khởi phát từ tuổi nhỏ, với những đợt tái phát và có thể kéo dài suốt đời.

Chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể là các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ và khiến bệnh trở nên nặng hơn như:

  • Di truyền: Viêm da cơ địa là một bệnh lý di truyền phức tạp. Đối với những người có ông bà, cha mẹ mắc viêm da cơ địa thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều lần, và cao hơn so với những người có cha mẹ bị hen phế quản hay viêm mũi dị ứng. Điều đó cho thấy có những gien chuyên biệt cho viêm da cơ địa.
  • Dị ứng hóa chất: Những hóa chất trong sinh hoạt hoặc trong công nghiệp (chất bảo quản, chất tẩy rửa) khi tiếp xúc vào da khiến cơ thể dị ứng có thể dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
  • Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, nhiễm bẩn nguồn nước cũng là những nhân tố gây viêm da cơ địa dị ứng.
  • Dị ứng thực phẩm: ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì…
  • Các nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa khác: Vệ sinh kém, căng thẳng, stress, sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm… là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

3. Biến chứng của viêm da cơ địa

viêm da trần kim huyền

Các biến chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể bao gồm:

  • Hen suyễn và dị ứng phấn hoa: Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa cũng bị hen suyễn và dị ứng phấn hoa.
  • Ngứa mãn tính và bong tróc da: Một biến chứng của viêm da cơ địa là viêm da thần kinh. Bạn sẽ bị ngứa ở một vùng da trên cơ thể và bắt đầu gãi khu vực này. Càng gãi, bạn sẽ càng ngứa hơn và da sẽ bị đổi màu, dày, cứng.
  • Nhiễm trùng da: Việc gãi liên tục có thể khiến da tổn thương và chảy máu, những vết thương này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa mạnh hay các chất diệt khuẩn.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng này khá phổ biến ở những người bị viêm da cơ địa.
  • Các vấn đề về giấc ngủ: Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần khiến ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như giấc ngủ của bạn.

4. Điều trị viêm da cơ địa dị ứng

  • Không gãi chỗ ngứa: Thay vì dùng móng tay gãi, bạn hãy dùng đầu ngón tay ấn vào chỗ ngứa để cảm thấy bớt khó chịu hơn. Bạn còn có thể cắt móng tay hay đeo bao tay vào ban đêm để tránh làm da bị tổn thương khi vô tình gãi.
  • Dán băng cá nhân: Bạn hãy dùng băng cá nhân dán vào chỗ ngứa lại để bảo vệ da và tránh việc vô tình gãi làm tổn thương da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng chống khô da và tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.
  • Mặc quần áo thoải mái: Bạn có thể giảm kích ứng cho da bằng cách tránh những bộ quần áo chật và cứng. Bạn hãy chọn những trang phục thấm mồ hôi và mềm mại.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng: Stress và những rối loạn khác về mặt tâm lý khác có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Bạn cần tìm cách cải thiện sức khỏe tâm lý của mình để bớt tình trạng ngứa da.
  • Các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa như: bôi kem corticoid + kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.
  • Thuốc uống chữa viêm: Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid đường uống như thuốc Prednisone. Những loại thuốc này tuy hiệu quả nhưng không thể sử dụng lâu dài vì các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Để giảm tình trạng đỏ và ngứa da, bạn hãy chọn thực phẩm kháng viêm để bổ sung vào thực đơn. Những thực phẩm kháng viêm có thể kể đến là: Cá, đồ lên men, trái cây và rau củ. Những chất này có thể giúp bạn kháng viêm rất tốt.

Tránh các thực phẩm có thể gây ra bệnh bùng phát viêm da cơ địa như: Trứng, cà chua, đậu nành, một số loại hạt, trái cây họ cam quýt, các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm có chứa gluten, các gia vị như vani, đinh hương và quế, trà đen, chocolate, thịt đóng hộp,…

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh cấp tính dễ dẫn đến mạn tính khi không được tư vấn và điều trị kịp thời. Do vậy khi có những dấu hiệu, triệu chứng của viêm da cơ địa dị ứng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị thích hợp, tránh những biến chứng không mong muốn.

Bên cạnh đó, với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả; Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa; đảm bảo trọn vẹn sự an toàn và riêng tư cho khách hàng, Chuyên khoa Hen – Dị ứng miễn dịch có đội ngũ y – bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân.

Tham khảo sản phẩm Da liễu Đông Bích

Nhận xét

Bài đăng phổ biến